Hướng dẫn cách ngồi thiền trong phật giáo đúng cách

“Tâm an định thì trí sáng tỏ” là một trong những câu nói ca ngợi tác dụng thần kỳ của thiền định. Bên cạnh việc giúp giải tỏa stress, ngồi thiền còn rất tốt cho sức khỏe, khai thông trí lực, mang lại nguồn năng lượng tích cực, cuộc sống từ đó cũng trở nên ý nghĩa tốt đẹp hơn.

Do không có thời gian, thay vì đến chùa, rất nhiều người đã lựa chọn cho mình địa điểm ngồi thiền tại nhà. Vậy cách ngồi thiền trong phật giáo chính xác là gì, hãy cùng Tự Thanh Quán đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Ngồi thiền là gì? Tác dụng của ngồi thiền

Ngồi thiền là gì?

Trên thực tế có rất nhiều người không thực sự hiểu rõ ngồi thiền là gì gây ra những sai lầm trong quá trình thực hiện từ đó đem lại những kết quả không được như mong muốn. Đây chính là trạng thái sinh lý ở giữa việc thức và ngủ, là phương pháp giúp quản lý tâm trạng, đưa những cảm xúc tiêu cực, bất an về trạng thái cân bằng. Hay nói cách khác, thiền định chính là việc làm chủ tâm lý của mỗi người. 

cách ngồi thiền trong phật giáo 1

Cách ngồi thiền trong phật giáo

Tác dụng của thiền định

Theo nghiên cứu, thiền định mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và công việc. Mỗi ngày bạn chỉ phải dành ra từ 20 đến 40 phút để đổi lại một bộ não minh mẫn, sáng tạo. Đặc biệt, đối với những người luôn phải chịu áp lực căng thẳng thì thiền là bộ môn được nhiều bác sĩ tâm lý tư vấn khuyến khích đi theo. 

 

cách ngồi thiền trong phật giáo 2

Cách ngồi thiền phật giáo chính xác

Khi ngồi thiền, bạn sẽ tăng khả năng tập trung, sự kiên nhẫn đạt đến cảnh giới nhẹ nhàng, thư thái. Chính bởi những tác dụng thần kỳ như vậy, thiền hiện nay còn được kết hợp với yoga để đem lại sức khỏe cũng như tinh thần lạc quan yêu đời cho chị em phái đẹp.

Hướng dẫn cách ngồi thiền phật giáo đúng cách

Nhiều tác dụng là thế nhưng không phải ai cũng biết cách ngồi thiền phật giáo sao cho chính xác. Tự Thanh Quán sẽ giải đáp cho bạn thông qua những bước ngồi thiền theo đúng quy chuẩn sau đây nhé!

Xem ngay: Phật La Hầu La là ai? Toàn bộ về phật La Hầu La.

Bước 1: Chuẩn bị thiền

Trước khi vào thiền, hãy đảm bảo bộ trang phục bạn đang mặc trên người là thoải mái nhất. Bạn không nhất thiết phải thay bộ đồ phật tử, tuy nhiên nếu thật sự muốn cũng có thể mặc để mang lại không khí phật giáo và sẵn sàng tinh thần cho một buổi thiền chất lượng. Hãy để xa những thiết bị điện tử như điện thoại, đồng hồ, laptop,.. và tắt chuông trong suốt quá trình thiền định. Lựa chọn nơi thiền thoáng mát, trong lành cùng dụng cụ tọa thiền vững chắc cũng là điều mọi người cần quan tâm!

 

cách ngồi thiền trong phật giáo 3

Hình ảnh đức Phật ngồi thiền bên các đệ tử

Bước 2: Tư thế và thời gian thiền định

Theo Phật giáo, bạn có thể ngồi thiền một trong ba tư thế: xếp bằng, kiết già và bán già. Tuy nhiên, tư thế kiết già được sử dụng nhiều hơn cả. Kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen) được mô tả với dáng lưng thẳng, chân được đặt lên đùi, hướng bàn chân lên trời, gót chân ép sát bên bụng. Ban đầu tư thế này sẽ gây một chút khó khăn cho người thiền, tuy nhiên bạn sẽ nhanh chóng làm quen và cảm thấy dễ chịu nên đừng quá lo lắng nhé!

Xem ngay: Tượng phật ngồi thiền: Khám phá ngay 99+ hình ảnh đẹp nhất

Thời gian thiền định sẽ dao động từ 10 đến 40 phút tùy thuộc vào nhu cầu cũng như sự rèn luyện của bản thân. Tuy nhiên thời gian cũng nên đi kèm với chất lượng, tránh thiền dài mà sai cách sẽ không có kết quả như mong muốn.

Bước 3: Tập trung tâm ý khi thiền

Mấu chốt của thiền định là sự tập trung. Chính vì thế bạn cần loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến nó trong suốt quá trình ngồi thiền. Thông thường, người ta thường nhắm mắt khi thiền để tránh những tác động từ thị giác đến trí não, từ đó bạn cũng dễ dàng tập trung hơn, ý niệm trần bụi cũng dần bị quên lãng. 

cách ngồi thiền trong phật giáo 4

Luôn tập trung tâm ý khi thiền

Bước 4: Xả thiền

Sau một thời gian thiền định, chắc chắn chân tay bạn sẽ trở nên tê cứng và dễ bị mỏi. Thông thường, mọi người sẽ cọ xát tay để xoa lên mắt, sống mũi, bóp nhẹ vị trí bàn chân và phần cổ để cơ thể được thư giãn, thoải mái hơn. Một số mẹo nhỏ này sẽ giúp quá trình ngồi thiền của bạn trở nên khỏe khoắn, hoàn hảo hơn đó!

Lưu ý khi ngồi thiền

Đối với những người mới bắt đầu tập thiền, bạn sẽ rất dễ mắc phải những trường hợp như buồn ngủ, đau mỏi chân tay, có nhiều cảm giác lạ xưa nay chưa từng có. Tuy nhiên mọi người cũng đừng quá lo lắng, đó là dấu hiệu năng lượng xấu đang dần đào thải ra khỏi cơ thể bạn. 

Xem ngay: Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Khám phá ý nghĩa tượng Phổ Hiền Bồ Tát

Hãy duy trì nhịp thở trong suốt quá trình thiền định, luôn giữ một tinh thần lạc quan, không quan tâm thế sự, gạt bỏ được sự vội vàng và những chấp niệm về kỳ vọng của thiền. Bạn phải luôn nhớ rằng, thiền định sẽ đạt đến cảnh giới cao nhất khi đầu óc trống rỗng, cơ thể nhẹ nhàng, khoan thai và đem lại được năng lượng tích cực vào cuộc sống!

Bật mí hình ảnh Đức Phật ngồi thiền đẹp nhất

Bên cạnh việc rèn luyện bộ môn thiền định, rất nhiều người mong muốn được thỉnh tượng khắc họa hình ảnh Đức Phật ngồi thiền giúp gia đình luôn an lạc, hạnh phúc, cuộc sống được viên mãn, đủ đầy. 

Tự Thanh Quán là một trong những địa chỉ tâm linh uy tín, tại đây chúng tôi có rất nhiều mẫu tượng Phật thiền với kiểu dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn theo sở thích, mong muốn của mình! Hãy cùng chiêm ngưỡng một số mẫu tượng Phật ngồi thiền đẹp nhất của Tự Thanh Quán ngay sau đây nhé!

Mẫu 1: Quan Âm tọa thiền 

cách ngồi thiền theo phật giáo 5

Quan Âm tọa thiền tại Tự Thanh Quán

Mẫu 2: Như Lai tọa thiền

cách ngồi thiền theo phật giáo 6

Ngồi cũng thiền, đi bộ cũng thiền

Mẫu 3: Phật tọa thiền

cách ngồi thiền theo phật giáo 7

Mẫu tượng Phật bán chạy tại Tự Thanh Quán

Mẫu 4: Hắc Kim Sa tọa thiền

cách ngồi thiền theo phật giáo 8

Thiền định luôn hiện hữu trong cuộc sống

Trên đây là một số chia sẻ của Tự Thanh Quán về cách ngồi thiền trong phật giáo cũng như những mẫu tượng thiền đẹp nhất tại đây! Còn rất nhiều mẫu tượng đẹp mắt và thu hút đang chờ bạn đến Tự Thanh Quán khám phá đó, hãy lựa chọn cho gia đình những món đồ tâm linh uy tín, chất lượng và gửi gắm những tâm tình quý giá cùng chúng tôi nhé!

Xem ngay: Khám phá về sự tích Đức Phổ Hiền Bồ Tát chi tiết nhất.

cách ngồi thiền theo phật giáo 9

 

Facebook Instagram Youtube Messenger Top