Bồ Tát có thật không? Giải đáp toàn bộ về Quan Âm Bồ Tát

Hình ảnh Bồ Tát từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người trong thực tế cũng như qua phim ảnh. Khi nhắc đến Ngài, người ta nghĩ ngay đến người phụ nữ mặc áo trắng, tay cầm cây liễu đem đến  sự vị tha, tấm lòng bao dung rộng lượng đi cảm hóa chúng sinh, giúp con người thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực. 

Tuy nhiên ít người biết rằng, trên thực tế lại có rất nhiều vị Bồ Tát. Trong bài viết dưới đây, Tự Thanh Quán sẽ giúp bạn tìm hiểu liệu Bồ Tát có thật hay không, có bao nhiêu vị và bao gồm những ai?

 

 

 

 

Bồ Tát có thật không? Bồ Tát là ai?

Bồ Tát là ai?

Bồ Tát được biết đến là tên gọi của những người tu thành chín quả khi theo Phật Giáo, tuy nhiên theo cấp bậc thì vẫn dưới Chư Phật. Họ là người đã hoàn toàn giác ngộ về sự khổ đau của nhân loại, rũ bỏ được thói tham sân si nguồn cơn của mọi lầm lỗi, họ đồng cảm là không ngại hy sinh để giúp con người thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực.

bồ tát có thật không 1

Bồ Tát là ai?

Chính vì thế khi nhắc đến hình tượng Bồ Tát, người ta thường xây dựng lên một hình ảnh nhân từ, độ lượng, giàu lòng vị tha, khoan thai cùng sứ mệnh giúp ích cuộc đời. Ta có thể dễ dàng bắt gặp qua các bộ phim điện ảnh cổ trang Trung Quốc đặc biệt kinh điển là “Tây Du Ký.”

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, Bồ Tát mang hình hài của một người phụ nữ điềm đạm, phong thái và khí chất. Tuy nhiên trên thực tế, khi đã đắc đạo thì không có sự phân biệt nam hay nữ. Nói cách khác, bất cứ vị Phật Tử nào khi đạt đến cảnh giới giác ngộ cũng có thể trở thành Bồ Tát. Họ là người trải qua vô số kiếp, có kiếp là nam nhân, kiếp khác lại là nữ nhân. 

Xem ngay: Tượng phật theo bản mệnh 12 con giáp: 8 vị phật bản mệnh.

Bồ Tát có thật không?

Cho đến hiện nay, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc Bồ Tát có thật hay không? Theo quan điểm Phật giáo nguyên thủy, khái niệm Bồ Tát thực sự là không tồn tại. Tuy nhiên trong các kinh giáo cổ điển như Tạp A hàm và Tiểu Bộ, Bồ Tát được dùng để chỉ các hậu duệ, tiền thân của Đức Phật, là người luôn kề cạnh và là cánh tay phải đắc lực của Ngài. 

Mãi đến giai đoạn Phật Giáo Đại thừa, hình tượng Bồ Tát mới được hợp thức hóa và trở nên vô cùng thiêng liêng, cao cả và phi thường. 

 

bồ tát có thật không 2

Bồ Tát có thật không?

Trên thực tế, các vị Bồ Tát không chỉ tồn tại trong tiềm thức, tưởng tượng và phụ thuộc vào phương diện tình cảm mà họ hoàn toàn có thật. Có rất nhiều vị ban đầu là những người trần mắt thịt, bình thường như bao người nhưng nhờ sự tu dưỡng, giác ngộ và công lao cảm hóa con người đã được người đời công nhận với danh xưng Bồ Tát. 

Vậy họ là những ai, có bao nhiêu vị Bồ Tát, Tự Thanh Quán sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay dưới đây nhé!

Xem ngay: Đâu là chất liệu tượng phật vừa bền, đẹp, giá rẻ hiện nay.

Có bao nhiêu vị Bồ Tát tất cả?

Trong kinh Phật, khái niệm Bồ Tát thường để chỉ những vị Bồ Tát hiền thánh (còn có Bồ Tát phàm phu nhưng không được nhắc đến). Thông thường, sẽ được phân chia thành 52 cấp bậc với 12 vị Bồ Tát từ Sơ địa đến Thập Địa và thêm hai vị là Diệu Giác và Đẳng Giác. 

Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm chính là vị Bồ Tát được biết đến nhiều nhất với hình tượng thoát tục, phong thái, tay cầm cây liễu cứu khổ chúng sinh. 

Tương truyền rằng, đại sư Huyền Trang khi xưa trên đường đi Ấn Độ lấy chân kinh, khi sắp chết khát trên sa mạc hoang dã, trong lúc nửa tỉnh nửa mơ, đại sư thấy có vị bạch y đến cứu giúp, chỉ cần rưới nước lên người là mọi cơn khát được tiêu tan thần kỳ. Câu chuyện này sau này đã được chuyển thể thành phim và hình ảnh Bồ Tát có phần hư cấu, vĩ đại hơn.

 

bồ tát có thật không 3

Quan Thế Âm Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là vị cưỡi Đề Thính, có khả năng nghe thấy mọi chuyện đúng sai trên đời nên dân gian hay gọi Ngài là vị Bồ Tát của công lý. Tạo hình của Địa Tạng Vương khá giống với Đường Tam Tạng nên nhiều có nhiều người lầm tưởng hai người là một. 

Trên thực tế, Đường Tam Tạng hay còn gọi là Đường Tăng, là người đã đem vị thế của đạo Phật đến với nhân dân, nâng cao tầm ảnh hưởng của Phật giáo chứ không phải là một vị Bồ Tát nào cả. 

Di Lặc Bồ Tát

Theo nhiều truyền thuyết, Di Lặc Bồ Tát sẽ xuất hiện vào khoảng 10 triệu năm nữa khi con người đã dần lãng quên Phật giáo và Ngài chính là truyền nhân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên trên thực tế, Ngài đã xuất hiện cùng thời với đức Phật và hiện đang tu dưỡng ở cõi Đâu Suốt chờ ngày tái sinh dưới gốc cây Long Hoa.

 

bồ tát có thật không 4

Di Lặc Bồ Tát bên cây tùng

Xem ngay: Tuổi tý hợp với phật nào, phật độ mệnh tuổi tý là ai.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay nói ngắn gọn là Văn Thù mang ý nghĩa của sự tròn đầy, no đủ. Ngài chính là vị Bồ tát biểu trưng cho trí tuệ, sự thông thái và là một trong những vị Bồ tát đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong Phật giáo.

Theo truyền thuyết, Ngài chính là người thân cận nhất với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là người được đức Phật tin tưởng và nhờ cậy để truyền bá đạo Phật đến với dân chúng. Những bài diễn thuyết của Ngài vô cùng đanh thép, thuyết phục và còn được lưu truyền lại muôn đời. 

Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát chính  là một trong bốn vị Bồ Tát nổi tiếng nhất của Phật giáo. Hình ảnh của Ngài gắn liền với con voi trắng 6 ngà đứng bên phải đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng với Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

bồ tát có thật không 5

Phổ Hiền Bồ Tát ngồi thiền

Đại Thế Chí Bồ Tát

Khi nhắc đến Đại Thế chí Bồ Tát, người ta nghĩ ngay đến chuỗi anh lạc cùng đóa hoa sen Ngài cầm trên tay. Đại Thế Chí đã dùng trí tuệ tinh tường, sáng tỏ, tỏa ánh hào quang cứu khổ cứu nạn chúng sinh, cứu vớt họ ra khỏi đống bùn lầy của sự tội lỗi, tù đày.

Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát

Phật Mẫu Chuẩn Đề chính là vị Bồ Tát đem đến sức khỏe, niềm vui, giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh bệnh tật, bi thương. Tương truyền, Ngài chính là hóa thân của Quan Thế Âm, mang sứ mệnh cao cả cứu giúp nhân loại. 

Xem ngay: Bỏ túi cách đặt bàn thờ phật trong nhà hợp phong thủy

Đại Nhật Như Lai Bồ Tát

Đại Nhật Như Lai chính là đại diện cho sự từ bip ban cho dân chúng có được sự gia trì vô lượng hào quang của Phật. Giống như ánh sáng của mặt trời trong tên của Ngài, Đại Nhật là biểu hiện cho sự công bằng, không phân biệt cao, thấp, sang, nghèo, tất cả vạn vật đều được sự phổ chiếu như nhau, hoàn toàn bình đẳng.

 

bồ tát có thật không 6

Đại Nhật Như Lai Bồ Tát

Mục Kiền Liên Bồ Tát

Mục Kiền Liên là người được biết đến với sự thần thông bậc nhất trong các vị đệ tử của Đức Phật. Bên cạnh đó, Ngài còn được dân gian ca ngợi với tấm lòng hiếu thảo. Nguồn gốc lễ Vu Lan báo hiểu hàng năm hiện nay cũng từ sự tích Ngài cứu mẹ năm ấy mà ra.

Hư Không Tạng Bồ Tát

Hư Không Tạng được biết đến là vị Bồ Tát đem đến trí tuệ nhạy bén cho con người. Chính vì thế hiện nay, có rất nhiều gia đình có con cái đang đi học thường thỉnh tượng Hư Không Tạng với mong muốn có được sự thông minh, sáng suốt đỗ đạt tài cao.

bồ tát có thật không 7

Hư Không Tạng Bồ Tát

Vô Tận Ý Bồ Tát

Vô Tận Ý Bồ Tát là một trong 16 vị Bồ Tát ở Hiền Kiếp. Theo truyền thuyết lưu lại, Ngài hiện đang hiện hữu trong cõi  Bất Thuấn của Như Lai Phổ Hiền ở phương Đông.

Bồ Tát Thường Bất Khinh

Trong tập kinh Pháp Hoa, hình tượng Bồ tát Thường Bất Khinh được xây dựng thông qua hoàn đi lễ kính , cho dù bị lăng nhục hay đánh đập Ngài vẫn cúi đầu kính cẩn. Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự vị tha, nhẫn nhục đã giúp Bồ Tát Thường Bất Khinh cảm hóa được nhiều số phận cơ lỡ, khuyên dạy mọi người về lợi ích của sự nhẫn nhịn. 

Bồ Tát Hộ Minh

Từ thời kỳ Hiền Kiếp, Hộ Minh Bồ Tát đã có chuyến du hành đến gặp Phật Ca Diếp, được Phật Ca Diếp thọ ký với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni. Hiện nay, Phật Di Lặc đã thay thế Ngài, tu ở cõi Đâu Suốt chờ ngày tái sinh. 

Diệu Âm Đại Bồ Tát

Diệu Âm mang ý nghĩa là một thoại âm thanh huyền diệu, màu nhiệm. Đây chính là vị Bồ Tát thứ ba được hưởng phúc trình bày trong Hạnh môn.  Vị Bồ Tát thứ nhất và thứ hai Thường Bất Khinh Bồ Tát và Dược Vương Bồ Tát đã nói ở trên. 

Xem ngay: Cách thỉnh Phật bản mệnh và những lưa ý khi tỉnh tượng

Ý nghĩa của tượng Phật trong đời sống tâm linh

Việc thờ và thỉnh tượng đã trở thành nét văn hóa không còn quá xa lạ đối với nhiều gia đình Việt Nam. Thông thường, người ta thỉnh tượng Phật để trang trí, thay đổi không gian cũng như phong cách sống.

Tuy nhiên, với mỗi mẫu tượng khác nhau, gia chủ luôn muốn gửi gắm những ước muốn về tương lai, những khát vọng chính đáng về mọi mặt của cuộc sống. 

Mỗi bức tượng phật mang hình tượng khác nhau sẽ mang một ý nghĩa riêng biệt nhưng nhìn chung, nó đều hướng con người đến với sự thiện lương, lan tỏa năng lượng tích cực cũng như đem lại đời sống tâm linh thú vị cho gia chủ.  

bồ tát có thật hay không 8

Ý nghĩa tượng Phật trong đời sống

Ngoài ra đối với những người đi theo con đường Phật giáo, việc thờ cúng tượng mỗi ngày sẽ giúp tâm hồn được thanh thản hơn, tu tâm dưỡng tính, mọi sự phiền ưu, sầu não từ đó cũng được tiêu tan. 

Và chỉ khi tâm tĩnh lặng, ta mới có thể nhìn đời một cách nhẹ nhàng, dễ chịu, khoan thai hơn, từ đó sự may mắn cũng tự khắc tìm đến nhà. Đó là lý do tại sao, thỉnh tượng Phật thường đem lại tiền tài, sức khỏe, vận may đến cho các thành viên trong gia đình. 

Những lưu ý khi thỉnh tượng Phật về nhà

Đi thẳng về nhà sau khi thỉnh tượng

Có rất nhiều người thường mắc sai lầm sau khi thỉnh tượng tại các cơ sở tâm linh lại không đi về nhà luôn mà còn ghé thăm một vài địa điểm khác. Việc này tuy nhỏ nhưng lại là điều cấm kỵ mà gia chủ nên tránh. Đưa tượng về nhà ngay sau khi thỉnh sẽ giúp tượng Phật giữ được nhiều nhất dương khí may mắn, tránh va chạm gây ra những sứt mẻ ban đầu không đáng có. 

 

bồ tát có thật hay không 9

Một số lưu ý khi thỉnh tượng

Không đặt trực tiếp tượng xuống sàn

Khi đã thỉnh tượng về nhà, bạn cũng không nên nên đặt tượng trực tiếp xuống sàn, bàn, ghế bởi đây được xem như hành động khá bất kính với Phật. Thay vào đó hãy lựa chọn những nơi cao ráo từ 0,5 đến 1 mét  so với mặt đất để làm vị trí đặt tượng.

Lựa chọn vị trí thích hợp để đặt tượng

Việc lựa chọn vị trí sao cho phù hợp cũng là một trong những vấn đề nên được gia chủ sắp xếp trước khi có ý định thỉnh tượng về nhà. Thông thường, bạn nên chọn những nơi cao ráo, thoáng mát, có ánh sáng, tránh các nơi ẩm mốc, ô uế, nặng âm khí để tượng Phật có thể phát huy tối đa tác dụng. Vị trí đặt tượng sẽ quyết định năng lượng mà bức tượng đem lại cho gia đình bạn. 

Xem ngay: Tất tần tật về những món chay tự làm tại nhà

3 yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn nơi mua tượng Phật

Nên mua tại những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng

Việc mua tượng Phật tại nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của tượng cũng như hạn chế được tối đa những sứt mẻ do va chạm không đáng có. Bạn không nên tham rẻ mà lựa chọn những địa điểm không có nguồn gốc sẽ gây lãng phí thời gian, tiền mất tật mang mất đi sự tâm linh của việc thỉnh tượng.

bồ tát có thật không 9

Tự Thanh Quán là địa chỉ tâm linh uy tín nhất

Nên mua tại nơi có mẫu mã đa dạng, dễ lựa chọn

Mẫu mã đa dạng cũng là một trong những tiêu chí nên được ưu tiên khi lựa chọn địa chỉ mua tượng Phật. Mỗi người đều có sở thích riêng biệt và cách chơi tượng khác nhau, chính vì thế việc nhiều mẫu mã sẽ đảm bảo bạn tìm được mẫu tượng ưng ý mà không tốn quá nhiều công sức đến các cơ sở khác. 

Nên mua tại nơi có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Thông thường, người mua tượng sẽ chưa có nhiều kiến thức về tâm linh và không biết lựa chọn mẫu tượng nào phù hợp với mình và các thành viên trong gia đình. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề đó, họ sẽ đưa ra cho bạn những gợi ý về tuổi, cung mệnh, phong thủy,.. giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn. 

bồ tát có thật không 10

Mẫu tượng Phật tại Tự Thanh Quán

Trên đây là một số chia sẻ của Tự Thanh Quán về thắc mắc Bồ Tát có thật hay không cũng như đưa ra một vài gợi ý về cách thỉnh tượng cho gia chủ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về tâm linh, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé!

Xem ngay: Nguồn gốc ra đời của Phật Giáo và quá trình phát triển.

bồ tát có thật không 11

 
 
Facebook Instagram Youtube Messenger Top